Định nghĩa Bazan

Đá bazan dạng cột ở công Viên Quốc gia Canyonlands Hoa KỲ

Theo định nghĩa, đá bazan là đá macma có cấu trúc ẩn tinh (hạt rất nhỏ) thường có 45-55% thể tích là silica (Hoạt2) và ít hơn 10% thể tích là khoáng vật chứa fenspat, ít nhất 65% của đá là felspat ở dạng plagioclase. Nó phổ biến nhất ở đá núi lửa loại trên trái Đất, là một phần quan trọng của lớp vỏ đại dương và đảo núi lửa ở giữa đại dương như Iceland, Réunion và quần đảo Hawaii. Đá bazan thường có tinh thể rất nhỏ hoặc chất nền thủy tinh núi lửa xen kẽ với các hạt có thể nhìn được. Khối lượng riêng của nó là 3.0 g/cm3.

Đá bazan được định nghĩa bởi thành phần khoáng chất và kiến trúc; mô tả tính chất vật lý không đề cập đến khoáng chất có thể không đáng tin cậy trong một số trường hợp. Đá bazan thường có màu xám đến đen, nhưng phong hoá nhanh chóng biến đổi thành màu nâu hoặc đỏ gỉ sắt do sự ôxi hoá của khoáng chất mafic (giàu sắt) biến thành hematit và các sắt oxít khác. Mặc dù có đặc trưng là "tối màu", đá bazan cho thấy một loạt chỗ sáng hơn do các hoạt động địa hoá địa phương. Do phong hoá hoặc nồng độ cao của plagioclase, một số bazan có thể khá sáng màu, bề ngoài giống như andesit. Bazan có một kết cấu tinh thể khoáng chất rất nhỏ do đá nóng chảy bị làm nguội quá nhanh làm cho các tinh thể khoáng chất lớn chưa kịp phát triển; nó thường có tính chất ban tinh, có chứa tinh thể lớn hơn (ban tinh) hình thành trước khi sự phun trào kịp đưa dung nham lên bề mặt, được ngập trong chất nền các tinh thể nhỏ hơn. Những ban tinh thường là olivin hoặc plagioclase giàu canxi, có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các khoáng chất điển hình mà có thể kết tinh từ sự tan chảy.

Bazan có cấu tạo lỗ rỗng được gọi là bazan lỗ rỗng khi khối có hầu hết là rắn; khi phần lỗ rỗng chiếm hơn 1/2 thể tích của đá, nó được gọi là scoria. Cấu tạo này hình thành khi các khí hoà tan đi ra khỏi dung dịch với dạng bong bóng bởi vì khi mácma đi lên gần bề mặt áp suất giảm làm khí thoát ra, nhưng đang bị mắc kẹt do dung nham nguội nhanh trước khi các chất khí có thể thoát ra được.

Thuật ngữ bazan thỉnh thoảng được áp dụng cho đá xâm nhập với thành phần đặc trưng của đá bazan, nhưng có thành phần chất nền hạt to hơn thường được gọi tắt là diabaz (còn gọi là Dolerit) hoặc, khi to hơn nữa (tinh thể hơn 2 mm), là gabro. Gabro thường được bán trên thị trường thương mại như "đá granit đen"

Cột bazan tại Szent György Hill, HungaryBazan thủng lỗ ở miệng núi lửa Hoàng Hôn, Arizona, Mỹ

Trong thời kỳ liên đại thái cổ, Hoả thành và đầu Nguyên sinh của lịch sử Trái Đất, các chất hóa học của mắc-ma phun trào khác nhau đáng kể so với ngày nay, do vỏ chưa trưởng thành và sự khác biệt quyển mềm. Những tảng đá núi lửa siêu mafic, với thành phần silic (SiO2) dưới 45% thường được phân loại là komatiit.

Các loại

Khối lớn phải làm nguội chậm để hình thành các cột đa giác kết nối với nhau ở Giant's Causeway, Bắc IrelandGần Bazaltove, Ukraine

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bazan http://www.cugb.edu.cn/uploadCms/file/20600/papers... http://news.mongabay.com/2010/0104-hance_ccs.html http://www.nytimes.com/2015/12/29/science/new-type... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0... http://www.biolbull.org/cgi/content/full/204/2/180 //dx.doi.org/10.1016%2F0012-821X(95)00179-G //dx.doi.org/10.1016%2FS0377-0273(99)00118-3 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.oregeorev.2011.07.005 //dx.doi.org/10.1080%2F01490450590945951 //dx.doi.org/10.1126%2Fscience.1244258